PHP - viết tắt hồi quy của "Hypertext Preprocessor", là một ngôn ngữ lập trình kịch bản được chạy ở phía server nhằm sinh ra mã html trên client. PHP đã trải qua rất nhiều phiên bản và được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, với cách viết mã rõ rãng, tốc độ nhanh, dễ học nên PHP đã trở thành một ngôn ngữ lập trình web rất phổ biến và được ưa chuộng.

Xem tiếp...

Cú pháp và ngữ nghĩa các hàm của PHP cũng tương tự như hầu hết các ngôn ngữ lập trình khác (C, Java, Perl) chỉ khác là mã PHP được chứa trong một thẻ có dạng như sau:

<?php
//code của bạn
?>
Xem tiếp...

Toán tử là gì? Ví dụ ta có một biểu thức sau: 1+2=3 thì 1 và 2 được gọi là toán hạng còn + được gọi là toán tử. PHP hỗ trợ 5 loại toán tử sau:

  • Toán tử số học (Arithmetic Operators)
  • Toán tử so sánh (Comparision Operators)
  • Toán tử logic (Logical Operators)
  • Toán tử gán (Assignment Operators)
  • Toán tử điều kiện (Conditional Operators)
Xem tiếp...

Cú pháp các câu lệnh điều khiển của PHP cũng tương tự như Java và C, rất đơn giản và dễ học nhưng để vận dụng sao cho hiệu quả thì bên cạnh việc nắm vững cú pháp bạn cũng cần một chút kiến thức về giải thuật. Dưới đây là tập hợp các câu lệnh điều khiển trong lập trình PHP.

Xem tiếp...

Mảng là một danh sách các phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Mảng có thể là mảng một chiều hay nhiều chiều. Mảng có 2 thành phần là chỉ mục (key) và giá trị. Chỉ mục có thể là số nguyên hoặc là chuỗi. Ví dụ nếu bạn muốn lưu 50 số thay vì định nghĩa 50 biến thì bạn có thể lưu nó vào một mảng có chiều dài là 50 phần tử.

Xem tiếp...

Việc xử lý chuỗi trong lập trình PHP rất quan trọng vì dữ liệu để hiển thị trên trang web đa phần là ở dạng chuỗi. Vì thế việc hiểu và nắm vững kiến thức trong xử lý chuỗi sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất của website và đẩy nhanh tiến độ thiết kế website. Dưới đây là một số hàm và toán tử xử lý chuỗi trong PHP:

Xem tiếp...

Form là một thành phần rất phổ biến trong website, đặc biệt đối với các phần mềm hệ thống (dưới dạng web) hoặc trang quản trị thì form là thành phần không thể thiếu. PHP lấy dữ liệu từ form theo 2 kiểu GET và POST. Để tìm hiểu về cách thức thao tác với dữ liệu trên form trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về 2 cách thức lấy dữ liệu trên.

Xem tiếp...

Đối với dữ liệu của website phần lớn chúng ta đều lưu trữ trong CSDL tuy nhiên cũng có đôi lúc việc lưu trữ dữ liệu với file sẽ thuận tiện hơn rất nhiều do dễ dàng thay đổi chẳng hạn như lưu trữ thông tin truy cập CSDL cho ứng dụng web hoặc lưu trữ thông tin cấu hình email...

Xem tiếp...

PHP là một ngôn ngữ lập trình web hỗ trợ cả lập trình theo hướng thủ tục và theo hướng đối tượng. Khi mới bắt đầu làm quen với PHP phần lớn chúng ta thường gặp các ví dụ được lập trình theo hướng thủ tục tuy nhiên trong thực tế và trong các framework PHP hiện nay phần lớn mã PHP đều được viết theo hướng đối tượng

Xem tiếp...